Vậy là bạn đang mang thai và vẫn tiếp tục cho bé lớn bú mẹ. Bạn không biết có thể nên tiếp tục cho bé lớn bú khi mới cấn thai và tiếp tục sau đó nữa hay không.
Có lẽ có người khuyên bạn phải cai sữa cho bé lớn đi. Hoặc cũng có thể bạn đã biết có người cho con bú suốt khi mang thai và tự hỏi như thế nào là đúng.
Mang thai lần hai hoặc sau đó là thời gian đặc biệt. Bạn có thể cảm thấy tự tin hơn trong vai trò làm mẹ. Cơ thể của bạn đã trải qua trọn vẹn chu kỳ sinh con và tiếp tục nuôi dưỡng em bé, hoàn thành vai trò sinh sản tự nhiên. Bạn cũng có thể là sợ hãi - làm thế nào bạn có thể yêu một đứa trẻ khác nữa khi bạn đang rất yêu bé đầu tiên? Hoặc có lẽ bạn đang lo lắng về nhu cầu vật chất của việc có thai và sau đó là việc chăm sóc cả hai bé. Hiệp hội Nuôi con Sữa mẹ Úc sử dụng thuật ngữ 'nuôi song song' để mô tả cho con bú cùng một lúc cả bé lớn và bé nhỏ, mà không phải là anh em sinh đôi. Những đứa trẻ có thể bú cùng lúc hoặc lúc bé này bú lúc bé khác bú.
Khi em bé lớn hơn phát triển vào tuổi chập chững và sau đó nữa, sữa của bạn luôn luôn là bổ dưỡng và là thức ăn trẻ em của bạn tốt nhất. Ngay cả khi bé không còn bú mẹ nhiều cữ nữa, bé cũng nhận được lợi ích miễn dịch quý giá. Đôi khi mẹ, và con, thích cai sữa dần dần trong quá trình mang thai, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn muốn tiếp tục, đặc biệt là nếu em bé lớn vẫn còn quá nhỏ hoặc lần mang thai sau "vỡ kế hoạch". Tiếp tục cho con bú cũng có nghĩa là có thêm thời gian để nghỉ ngơi trong ngày, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Cơ thể của mỗi phụ nữ cũng có khác nhau. Có người có thể thụ thai ngay cả khi họ đang cho con bú. Một vài người cơ thể kích hoạt rụng trứng ngay khi con bú bổ sung ngoài bú mẹ trực tiếp hoặc bắt đầu ăn dặm. Một số người khác chỉ cần cách cữ bú mẹ hơn 4 giờ hoặc em bé ngủ qua đêm, cũng bắt đầu rụng trứng trở lại.
Đứa bé trong bụng có bị ảnh hưởng gì chăng?
Bạn có thể lo ngại về sự sống của thai nhi, nếu mẹ tiếp tục cho bé lớn bú. Đối với một thai kỳ khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử sẩy thai hoặc doạ sinh non trước 20 tuần đầu, không có bằng chứng cho thấy con bé lớn bú mẹ gây tổn hại cho thai nhi. Nếu bạn bị sẩy thai, thì không phải là vì việc bạn tiếp tục cho bé lớn bú đâu!
Đôi khi bạn có thể tưởng rằng cho bé lớn bú, lấy mất chất cần cho sự ptr tốt của thai nhi. Thực tế là thai nhi luôn được ưu tiên về mọi dưỡng chất cần thiết, và thậm có thể khỏe mạnh hơn bình thường, vì bạn có ý thức về dinh dưỡng và chăm sóc bản thân tốt hơn trong thời gian mang thai này. Những lo lắng có thể là trẻ sơ sinh của bạn có thể bị bé lớn "tước mất" sữa non. Một số bà mẹ cố ý cho bé lớn bú riêng một bên vú khi cuối thai kỳ, nhưng sữa non luôn xuất hiện trở lại một cách tự động khi gần sinh mà không cần bà mẹ phải cố ý làm bất cứ điều gì.
Cơ thể của bạn có thể bắt đầu tạo sữa non trong thời kỳ mang thai theo cách riêng, hoặc xảy ra nếu bé lớn đã ngừng bú một thời gian. Mùi vị của sữa non có thể khiến bé tự muốn cai sữa, ít nhất là tạm thời, vì nó là mặn hơn sữa già. Có bé vẫn tiếp tục bú mẹ bình thường và không phiền vì sự thay đổi mùi này. Hãy nhớ rằng sữa non là thuốc nhuận tràng tự nhiên (để giúp trẻ sơ sinh thải phân su), do đó phân của bé lớn bú sữa non này có thể trở nên lỏng hơn nhiều. Hình thức phân thay đổi như thế không phải là bệnh và không có hại cho bé cả.
Như bạn thường được khuyên nên điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn để cho phép nhu cầu dinh dưỡng bổ sung trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, rõ ràng, điều quan trọng là làm như vậy trong khi làm cả hai. Có rất ít nghiên cứu về các yêu cầu của một người mẹ cho con bú song song, nhưng chúng tôi hiểu rằng cơ thể chúng ta có thể điều chỉnh sự trao đổi chất vì vậy chúng tôi không cần phải tiêu thụ một lượng lớn thêm vitamin và khoáng chất - tập sách Hiệp hội NCSM Úc Chăm sóc Bản thân có hướng dẫn cách dinh dưỡng ăn lành mạnh.
Tôi sẽ cảm thấy như thế nào?
Có tác dụng phụ có thể khác nhau khi cho bé lớn hơn bú trong thai kỳ. Một số bà mẹ chia sẻ họ ốm nghén nặng hơn, có thể là do tăng nội tiết tố trong cơ thể, đói, khát hoặc mệt mỏi, trong số biểu hiện khác. Bạn có thể bị đau ở núm vú, là kết quả của thay đổi nội tiết tố khi mang thai, mà đối với một số bà mẹ có thể đau không chịu được. Cảm giác đau này có thể kéo dài suốt quý đầu hoặc lâu hơn, mà cũng có người không bị đau gì cả. Chú ý tư thế bú và khớp ngậm có thể làm giảm sự khó chịu - bạn có thể chọn tư thế bú nằm. Các bà mẹ khác, bất chấp trải nghiệm đau đớn, bởi vì lợi ích của việc con được tiếp tục bú mẹ vượt quá nổi đau. Hầu hết các bà mẹ đê ý thấy rằng hiện tượng đau núm vú này hoàn toàn biến mất khi sinh. Một số bà mẹ báo cáo rằng việc đầu ti bị mềm trong thai kỳ là có ích vì giúp giảm thiểu các vấn đề tổn thương đầu ti sau khi sinh.
Con tôi sẽ cảm thấy như thế nào?
Trong khi bạn có thể cảm thấy tích cực về nuôi hai đứa con - đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tình cảm của cả hai - Bé lớn sẽ cảm thấy như thế nào? Nhiều bé lớn có sự gắn bó anh chị đặc biệt với em bé, vì cả hai đều chia sẻ một điều rất đặc biệt và quan trọng. Việc cả hai cùng bú mẹ có thể giúp giảm bớt bất kỳ cảm giác ghen tị và hơnf giận, vì bé không bị bỏ rơi. Quan trọng hơn nữa là, bé vẫn có thể có được điều quan trọng nhất với bé - đc bú mẹ.
Nguồn sữa của tôi?
Nếu em bé của bạn đang được chín tháng tuổi, bạn ăn một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh và cho con bú theo nhu cầu, bạn có thể thấy nguồn sữa của mình luôn được duy trì. Sữa mẹ vẫn là một phần chính trong chế độ dinh dưỡng của bé. Nếu bạn cảm thấy bé không có đủ sữa mẹ, bạn có thể gặp bác sĩ. Một số bà mẹ thấy nguồn sữa của mình bị giảm vì tác động của các hocmon trong thai kỳ.
Cai sữa hay không cai sữa?
Nếu bạn chọn để cai sữa em bé của bạn dưới 12 tháng tuổi, bạn nên gặp cố vấn y tế về sự thay thế thích hợp. Một em bé lớn có thể uống các chất lỏng khác bằng cốc, tránh phải bú bình. Nếu con của bạn là đủ lớn, bạn có thể giải thích rằng bạn đang cảm thấy bị bệnh hoặc núm vú của bạn bị sưng. Bạn có thể kéo giãn các cữ bú, hoặc con của bạn có thể bú cữ ngắn hơn. Xem tài liệu Cai Sữa của ABA.
Nếu con hoặc con bạn lựa chọn để cai sữa khi mang thai, thường bạn có thế cảm thấy tội lỗi - 'Tôi đã cai sữa con quá nhanh này?' hoặc đau buồn khi đã cai sữa hẳn. Việc này có thể tập trung vào các em bé mới và các mối quan hệ với bé. Một số bà mẹ cho biết bé đã cai sữa lại có thể quay lại bú mẹ sau khi mẹ sinh em.
Bé có thể chưa sẳn sàng để cai sữa, không phải lo lắng đâu. Bạn cứ theo sức của mình mà liệu. Có thể thử cai sữa dần hoăc bú ngắn hơn, hoặc có thể không cai gì cả.
Lý do nuôi song song?
Bạn có thể đã đọc ở đâu đó hoặc nghe nói "người mẹ cho trẻ lớn hơn bú chỉ vì lợi ích riêng của bà mẹ." Tất nhiên, điều này là không đúng sự thật (ngoại trừ có lẽ trong một ý nghĩa tinh thần và sức khỏe). Nuôi con song song và cho bé lớn hơn bú là một trải nghiệm tuyệt vời. Ít có hình ảnh nào khiến bạn thoải mãn hơn là thấy các con mình nắm tay nhau trong khi cùng bú mẹ với nhau. Tập sách của Hiệp hội NCSM Úc "Cho con bú khi Mang thai và sau đó" và sách "Cho bé tuổi chập chững bú mẹ" của Norma Jane Bumgarner là những nguồn thông tin tốt, giúp đọng viên và hỗ trợ cho bạn.
Có thiết thực không?
Bạn có thể cho cả hai bé bú cùng một lúc, hoặc một bé bú trước một bé bú sau, hoặc vào những thời điểm hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể thấy rằng bé lớn muốn bú liên tục, đặc biệt là khi sữa của bạn về, và bạn có một nguồn sữa dồi dào. Bạn có thể được hạnh phúc để đáp ứng nhu cầu này, ít nhất là lúc đầu, trong khi các bà mẹ khác có thể muốn hạn chế số cữ bú của bé lớn hơn. Chỉ có bạn mới có thể quyết định bạn nên thế nào. Bạn có thể thử cho bú ngồi, có gối đỡ, hoặc bú nằm. Có rất nhiều tư thế để "nuôi song song".
Bởi vì bạn đang sản xuất sữa nhiều hơn người mẹ cho bú chỉ 1 bé, bạn có thể thấy bé nhỏ gặp trở ngại vì phản xạ xuống sữa của bạn. Bạn có thể thay đổi cách cho bú. Có lẽ bạn cho bé lớn bú và kích thích suống sữa, sau đó mới cho bé nhỏ bú bên đó. Tập sách của ABA "Cho con bú khi Mang thai và sau đó" có nhiều gợi ý giúp hỗ trợ cho "nuôi song song", cũng như nhiều cân nhắc khác không được đề cập trong bài viết này.
Chúng tôi đề nghị bạn gặp cố vấn y tế của bạn về cho con bú mang thai và sau đó. Hiệp hội cho con bú Úc đã đào tạo nhân viên tư vấn có thể cung cấp thông tin và hỗ trợ bạn trong quyết định của bạn.
Bởi: Bronwyn Warner, cố vấn của Hiệp Hội Nuôi con Sữa mẹ Úc - ABA
Dịch và biên tập bởi: http://www.phunudep.net.vn/
Không có nhận xét nào: