» » » A Di Đà Phật-mỗi người một tật :)

Trước hết xin thưa là P không có ý nói đến ai đâu nghe, đừng giận tội P :)

Lỡ có gặp chuyện gì, nghĩ đến 3 câu thần Chú này là có thể xí xóa bỏ qua :)

A Di Đà Phật, mỗi người một tật
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, mỗi người mỗi khác
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát, mỗi người mỗi ý

Thật ra càng tu càng chấp nhiều:

Thứ nhất: chấp hành, chấp hẹ (trong đó có P hehe...), chấp tên món ăn không được mang tên món mặn, trong mình có vẻ từ bi với mấy con vật lắm, nhưng mà bà kia nói mình một câu thì mình sống để bụng chết mang theo, chứ không từ bi với bả nỗi, lạy Phật kiểu này không được, kiểu kia mới đúng, niệm 4 chữ không được, phải niệm 6 chữ mới đúng v.v...Ui! ai hợp gì thì cứ làm náy thôi vì như 3 câu trên mà, hong ai giống ai hết :)

Thứ hai là khó chịu thấy sợ luôn, tưởng mình là Thánh nhân nên thấy ai cũng nói xấu, cũng khó ưa hết, thấy người ta khen mình cứ tưởng là mình tu hay, riết rồi mình bị ngộ nhận, che mất cái ngã chình ình của mình mà hong hay biết, lúc nào cũng cho là mình đúng, cho nên càng ngày càng độc tài và thích chỉ tay năm ngón

Thứ 3 khi tu thì mình phải dùng diệu quan sát trí giống như Thầy giảng mới đúng chứ, nhưng có một số người khi tu lâu rồi thì bị vướng vào cái diệu soi mói trí không hà, hay suy diễn, nghi nghờ, để ý đến từng chữ trong lời nói mà nhiều khi nói mình chẳng có ý gì xấu trong đó nhưng cũng bị hiểu lầm, trí tưởng tượng của con người phong phú thấy sợ luôn. Chẳng hạn, khi mình nói một câu rất bình thường: Thưa Chị ngày mai em xin phép nghỉ làm (vì công việc nhà mình không thể tiếp tục làm được nữa chứ hong phải mình giận người ta), ui trời! người ta đổi thái độ, tưởng tượng: chắc nó ghét mình, nên mới xin nghỉ làm, có một ý nghĩ xấu về người khác trong đầu rồi thì nó sẽ bùng nổ... rồi nói bóng nói gió, giận hờn vu vơ nhưng người xin nghỉ đâu hay biết gì... tại vì trong tâm của họ không hề có một chút giận người ta nên có nói bóng gió cỡ nào thì người này cũng hong hay biết mà cứ như như bất động cho đến khi người ta đến tạt một gáo nước lạnh vào mặt mình mới chợt tỉnh cơn mê kakakk... Ôi trời! nó giận mình hồi nào giờ mà mình không hay kìa, chết rồi :) P cũng bị một vài lần như vậy, cho nên mai mốt ai có hong vui gì về P một điều gì đó làm ơn bật đèn xanh dùm đi nhe, chứ mà nói bóng nói gió P hong biết đâu. Do đó, phần lớn chúng ta giận nhau là do: "Tôi cứ tưởng là...." mà đâm ra hiểu lầm

P lúc nào cũng nhớ lời của Thầy giảng: mắt thấy tai nghe còn chưa đúng sự thật nên P ít khi để ý đến lới nói của người ta, nói chuyện xong với nhau rồi thôi, chứ hong có về nhà rồi ngồi suy diễn người này người kia nói mình có ý gì không? Việc nhà mình đã đủ mệt rồi còn đâu mà đem rác về để lâu lâu đem ra ngửi chơi chứ. Khi nghe, khi thấy một việc gì mình ngừng ngay tại đó, hong có suy diễn nữa tại vì mình hong hiểu được ý, không hiểu được tâm của người ta khi nói câu đó là gì? Nếu mình suy diễn nghĩ sai cho người ta thì oan cho người ta lắm và tình cảm sẽ bị sứt mẽ hong tốt chút nào.

Cho nên P thấy cứ sống bình thường với con người thật của mình là tốt nhất: giận thì mình cũng giận, chứ mình cố dằn làm chi, tức quá ngủ hong được, ăn nhiều thì bị mập nên có bao nhiêu xả ra một lần cho sạch, cho thông :) Ai có nói gì thì mặc kệ nó, miễn sao mình không đễ những hòn đá nó làm tắc nghẽn tâm mình là Ok

«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

1 nhận xét:

  1. Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
    Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
    Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
    Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền
    - Trần Nhân Tông-

    Trả lờiXóa