» » » 10 loại thuốc và thực phẩm kiêng kị với nhau bạn cần biết

Cam, quýt, bưởi, chuối, pho mát, tôm,..đều là những loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. 

Tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng  kết hợp với uống thuốc chữa bệnh thì sẽ dễ dàng biến chúng thành một loại độc dược nguy hiểm. Dưới đây là một số loại thuốc kiêng kỵ với thực phẩm bạn nên biết để tránh.


1. Thuốc dạ dày có vị đắng kết hợp với những thực phẩm có vị ngọt

Những loại thuốc chữa dạ dày thường có vị đắng tạo ra từ nguyên chất thành phần của thuốc, chúng giúp cơ thể tiết ra nhiều nước bọt, tiết ra dịch dạ dày, từ đó tạo cho ta cảm giác ngon miệng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, khi vị đắng của thuốc mà gặp vị ngọt của thực phẩm được bổ sung ngay sau đó, thuốc sẽ dễ dàng giảm hiệu quả, gần như mất đi tác dụng của thuốc chữa bệnh.

2. Thuốc chữa bệnh về máu và thức ăn giàu vitamin K

Đối với những người mắc bệnh thiếu tiểu cầu_nguyên nhân gây nên bệnh máu loãng thì những thực phẩm như rau diếp cá, cần tây, trái bơ, bắp cải xanh ,..là rất hữu ích. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh máu chứa nhiều tiểu cầu hoặc máu đông đặc làm cản trở lưu thông máu thì những thực phẩm giàu vitamin K sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, gia tăng lượng tiểu cầu và tình trạng đông máu.


Thế nhưng, các bạn chỉ nên giảm từ từ lượng vitamin K trong khẩu phần ăn chứ không nên giảm đột ngột để cơ thể tránh tình trạng thiếu chất dinh dưỡng và không thích nghi kịp với sự thay đổi.

3. Vitamin C với tôm
Lượng đồng trong vỏ tôm sẽ làm oxy hóa lượng vitamin C trong thuốc, làm thuốc mất đi tác dụng. Chính vì vậy, bạn không nên ăn tôm trong vòng 2 tiếng sau khi uống thuốc.

4. Viên canxi với rau bina
Cũng giống như với tôm, trong vòng 2 tiếng đồng hồ không ăn rau bina sau khi uống viên bổ sung canxi. Trong rau bina có chứa hàm lượng lớn oxalat kali, sau khi vào cơ thể, ion oxalat sẽ kết tủa thành ion canxi, gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến cơ thể còi cọc, chậm phát triển.

5. Thuốc chống dị ứng với phomat, các chế phẩm thịt giàu histidine


Khi histidine vào trong cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành histamine, mà thuốc chống dị ứng sẽ ức chế khả năng phân giả của histsmine, dẫn đến việc tồn ứ chúng lại trong cơ thể từ đó gây ra những cảm giác khó chịu cho cơ thể như chóng mặt, nhức đầu. Chính vì vậy cần kiêng kị phomat và thực phẩm thịt giàu histidine trong quá trình sử dụng thuốc chống dị ứng.

6. Thuốc chữa viêm với cam và quýt

Cam, quýt đều là những loại quả chứa nhiều vitamin A, C rất tốt cho sức khỏe, chúng có nhiều khoáng chất giúp cơ thể phát triển, tăng cường miến dịch, da dẻ trở nên hồng hào, hay còn tác dụng giảm cân nữa. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh về dạ dày hay chúng ợ chua đeo bám thì chúng không hề tốt chút nào. Nếu dùng với thuốc kháng viêm, trị bệnh bao tử thì chúng sẽ càng làm tăng thêm lượng acid trong dạ dày, gây bỏng rát và càng làm tình trạng bệnh thêm nặng.

7. Thuốc lợi tiểu với chuối và cam

Vốn dĩ trong chuối và cam đã chứa rất nhiều lượng kali, trong khi đó sử dụng thuốc lợi tiểu, nhuận tràng sẽ lưu lại một lượng kali trong máu, từ đó sẽ dẫn đến việc cơ thể thừa kali trầm trọng, dễ dàng dẫn đến những biến chứng về tim mạch, vô cùng có hại cho sức khỏe.

8. Thuốc cảm cúm với cà phê, trà xanh

Chất cafein trong trà xanh sẽ làm giảm tác dụng của thuốc lên cơ thể, gây cảm giác khó chịu và bệnh tật thì ngày càng nặng hơn.


Đối với những người hay mắc phải những căn bệnh do thời tiết như hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, viêm họng,...thì việc uống cà phê với thuốc sẽ khiến thần kinh bị kích thích, run rẩy, hồi hộp, toát mồ hôi hay thậm chí là gây ra ảo giác nữa.

9. Thuốc chữa bệnh thận với nước ép bưởi

Với những người đang phải dùng thuốc chữa trị bệnh thận thì nước bưởi sẽ làm giảm miễn dịch của thuốc, nếu dùng thường xuyên sẽ gây hại nghiêm trọng.
Còn đối với thuốc hạ cholesteorol thì nước bưởi sẽ làm tăng khả năng hấp thụ đến tận 15 lần và gây nên tác hại vô cùng nghiêm trọng.

«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply