Phần thưởng dành cho các bà mẹ cho con bú (Phần 2). Lợi ích về thẩm mỹ: Cho con bú smht: Giảm nguy cơ teo hoặc chảy xệ bầu vú ...
1. Cấu trúc bầu vú
Trong bài chăm sóc bầu vú mẹ, (Phunudep) đã mô tả rất chi tiết cấu trúc bầu vú và quá trình phát triển bầu vú mẹ. Khi nói về hình dáng và thẩm mỹ của bầu vú, chúng ta có thể nhắc đến các thành phần sau:
Cơ ngực + xương sườn + xương đòn gánh: Bầu vú chỉ có các mô mỡ, mô sợi, mô tuyến và không có cơ để tự nâng đỡ. Tuy nhiên, phía trong cùng trước lá phổi là một dàn xương và cơ chắc chắn giúp nâng đỡ 2 bầu vú trong các thời kỳ phát triển và thay đổi.
Dây chằng (Cooper ligaments/ suspensory ligaments/ fibercollagenous septa): Một hệ thống sợi collagen bắt đầu từ xương đòn gánh, đan kết như một cái rỗ nằm dưới da của cả bầu vú, nâng đở toàn bộ cấu trúc và tạo hình cho bầu vú.
Mô mỡ: Ở 3 vị trí chính: (i) ngay bên dưới da, mỏng nhất ở vùng gần núm vú. (ii) mô mỡ giữa các mô tuyến khác (iii) mô mỡ sát cơ ngực. Số mỡ trong vú cũng như trong người khác nhau giữa người này và người khác, và thay đổi.
Cấu trúc nâng đỡ được phát triển nhiều nhất trong giai đoạn từ dậy thì đến trưởng thành, và nếu được chăm sóc và hỗ trợ tốt sẽ hầu như không thay đổi trong quá trình phát triển của tuyến vú trong thai kỳ, trong quá trình cho con bú và trong quá trình "thu gọn" sau khi cai sữa.
2. Nguyên nhân gây teo nhỏ hay chảy xệ của bầu vú
Một số các bà mẹ tưởng rằng cho con bú mẹ làm hư bầu vú mẹ, tuy nhiên việc cho con bú mẹ 100% trực tiếp, chăm sóc bầu vú mẹ đúng cách, cai sữa đúng cách không những không làm bầu vú mẹ chảy xệ, mà còn có thể giúp bầu vú phát triển hoàn chỉnh, hấp dẫn và cân đối hơn (ngay cả bầu bú không cân đối khi cho con bú, khi cai sữa cũng vẫn phục hồi được).
Bầu vú thay đổi hình dạng theo tuổi tác cho dù bà mẹ cho sinh đẻ và có cho con bú hay không, do các yếu tố liên quan đến hình dạng bầu vú cũng thay đổi theo gene và theo thời gian, như độ đàn hồi của da theo tuổi tác, trọng lượng của bầu vú, lượng mỡ trong cơ thể, số lần mang thai (cho dù có cho con bú hay không).
Ít có ai biết được rằng nguy cơ có bầu vú mất cân đối, chảy xệ, nhăn nheo, biến chứng bên trong và bên ngoài bầu vú, cần phải làm đi làm lại nhiều lần... khá cao trong giải phẩu thẫm mỹ bầu vú.. nhưng lại là tỉ lệ rất thấp ở bà mẹ cho con bú hoàn toàn và chăm sóc bầu vú đúng cách. Bộ Y Tế Mỹ có một tài liệu tuyên truyền (Complications of Breast Implants) chi tiết dày 6 trang để các cơ sở thẩm mỹ cung cấp cho khách hàng muốn nâng ngực để họ hiểu rỏ rủi ro và những biến chứng ở bầu ngực của việc phẩu thuật này.
- Phần 1: Giảm rủi ro thiếu máu, giảm cân, tránh thai tự nhiên
- Phần 3: Cho con bú bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ loãng xương
- Phần 4: Giảm nguy cơ bệnh lý tiểu đường thai kỳ, mất trí nhớ
- Phần 5: Cho con bú giảm nguy cơ ung thu vú,buồng trứng,nội mạc tử cung
Cho con bú mẹ không phải là nguyên nhân, mà nguyên nhân là do chăm sóc bầu vú không đúng cách tổn thương các cấu trúc nâng đỡ bầu vú do những tác động tai hại như: massage quá mạnh, quá nhiều, "bóp trái chàm trong bầu vú", "nhồi vú", bơm hút quá nhiều, quá mạnh, quá lâu, tư thế bú không đúng cách, trang phục không đúng cách (không mặc áo ngực đủ lực năng đỡ bầu vú trong thai kỳ và trong thời gian cho con bú...
Ngoài trừ trường hợp mẹ không cho con bú được do bệnh lý hay do sống xa con, có những bà mẹ sợ hư bầu ngực nên không cho con bú. Tuy nhiên kết quả thường không được như mong đợi.
Không cho con bú hoàn toàn (cũng là cai sữa đột ngột, vì tuyến vú đã phát triển hoàn chỉnh từ trong thai kỳ và trong bầu vú đã có sữa non từ tuần 16 - 20) khiến bầu vú thu hồi rất nhanh, nhiều trường hợp bầu vú thu về nhỏ hơn bầu ngực trước khi có thai.
Cai sữa đột ngột khi đang nuôi con bú mẹ khiến bầu vú thu hồi "bất thường", tốc độ thu hồi của tuyến vú và của các bộ phận khác không đồng bộ, khiến bầu vú càng dễ mềm nhảo và chảy sệ hơn.
Ngoài ra, khi các mẹ thường để ý đến việc giảm mỡ bụng nhanh ngay sau khi cai sữa, mà không để ý đến tác động của việc giảm cân nhanh đối với bầu vú đang "thoái phát" do cai sữa. Tác động đôi, của phương pháp giảm cân ngay sau khi cai sữa và việc "thoái phát" của tuyến sữa đồng thời rất tai tại, góp phần chính vào việc làm bầu vú bị giảm mô mỡ và co tuyến vú, trong khi da của bầu vú không đàn hồi và thu gọn theo kịp khiến bầu vú chảy sệ nhanh hơn.
4. Cho con bú lâu dài: Chăm sóc bầu vú đúng cách và cai sữa từ từ giúp bầu vú trở về kích thước gần với trước khi mang thai, và có thể đầy đặn, mịn màng hơn.
Cho con bú lâu dài, đúng cách. Massage và chăm sóc bầu vú nhẹ nhàng và đều đặn giúp làn da giữ được độ đàn hồi lâu dài hơn, cơ cấu nâng đỡ được tôn trọng và "bảo quản" tốt và được hỗ trợ bởi loại áo ngực cho con bú phù hợp, giúp bầu vú giữ được cấu trúc. Dinh dưỡng giàu vitamin giúp bầu vú mạnh khoẻ trong suốt thai kỳ, trong quá trinh nuôi con bú mẹ và cai sữa.
Tác nhân quan trọng nhất góp phần gìn giữ hình dáng và độ đầy của bầu vú mẹ và cách cai sữa khoa học. Cai sữa từ từ (giảm cử bú dần trong ít nhất 3 tháng) và dinh dưỡng giàu vitamin cần thiết cho bầu vú như vitamin E, Vitamin A, giúp các cấu trúc khác này có thời gian để co lại, đồng thời với sự thu hồi của tuyến sữa trong bầu vú. Ngoài ra, cm hãy thử một ngay vắt vài giọt sữa mẹ để massage, đầu ti, quầng vú và bầu vú (kể cả da mặt) trong suốt thời gian cho con bú và cai sữa và nếu có thể tiếp tục ít nhất 3 - 6 tháng sau khi cai sữa hoàn toàn, để bầu vú thích ứng với sự thu nhỏ của tuyến vú tự nhiên nhất.
Hiểu đúng và áp dụng đầy đủ các phương pháp (Phunudep) đề nghị, câu nói "gái 1 con trông mòn con mắt" sẽ luôn luôn áp dụng đúng cho các mẹ nuôi 2, 3 con, đang cho con bú hay đã cai sữa, sau khi cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng và ngay cả lâu dài..bầu bú mẹ chẳng bao giờ "hư", mà vẫn luôn giữ được sự gợi cảm riêng và ý nghĩa cao đẹp của thiên chức làm mẹ!
Không chỉ do sự tác động của quá trình lão hóa mà ngực chảy xệ còn bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Cho con bú ngực chảy xệ cũng là một lý do quan trọng khí bọ ngực không còn duy trì được vẻ thanh xuân như trước kia. Vậy phương pháp nào giúp giảm bớt tình trạng chảy xệ ngực khi nuôi con bằng sữa mẹ.
Trả lờiXóa