Phần thưởng dành cho các bà mẹ cho con bú (Phần 5). Lợi ích sức khỏe lâu dài:Cho con bú giảm nguy cơ ung thu vú,buồng trứng, nội mạc tử cung
1. Giảm nguy cơ Ung thư vú
Vì sao tỉ lên ung thư vú gia tăng toàn cầu như thế, đặc biệt ở các nước công nghệ phát triển. Bệnh trạng và tử vong do ung thư vú đã khiến ngành y tế trên thế giới, đặc biệt là các nước tiên tiến, dốc tâm sức vào nghiên cứu những nguyên nhân của bệnh ung thư vú. Người ta cho rằng tỉ lệ này gia tăng cho ảnh hưởng các yếu tố của môi trường, nhưng những nghiên cứu chuyên sâu hơn, cho thấy có mối liên hệ giữa ung thư vú và các ung thư phụ khoa (ung thu buồng trứng, ung thư tử cung) có liên quan đến việc cho con bú mẹ. Cơ thể luôn có nhiều estrogen suốt đời có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh trạng sinh bướu trong tuyến vú (breast carciogenesis).
Khoảng 75% của tất cả các bệnh ung thư vú là "ER positive" là những khối u kích phát do hocmon estrogen. Khoảng 65% trong số này lại cũng "PR positive" là những khối u phát triển hocmon progesterone.
Nguy cơ phát sinh những khối u do hocmon estrogen thụ thể dương tính và hocmon progesterone thụ thể dương tính, giảm ngay lần mang thai đầu tiên và số lần mang thai tiếp theo, trong khi đó việc cho con bú làm giảm nguy cơ của cả hai dạng khối u estrogen và progesterone thụ thể dương tính và âm tính, cho thấy rõ việc nuôi con bú mẹ có một cơ chế bảo vệ đặc biệt chống bệnh ung thư vú.
Nhóm nghiên cứu đề tài Các yếu tố Nội tiết trong Ung thư Vú (2002) đã kiểm tra kết quả của 47 nghiên cứu dịch tễ học từ 30 quốc gia và kết luận: "Những người phụ nữ cho con bú càng lâu dài càng được bảo vệ chống lại ung thư vú. Hoàn toàn không cho con bú hoặc thời gian cho con bú ít và rời rạc, điển hình của phụ nữ ở các nước phát triển hoặc phụ nữ trung lưu thành thị ở những nước đang phát triển, khiến tỷ lệ bệnh ung thư vú ở các nước này gia tăng. Trung tâm Nghiên cứu Ung thư VQ Anh (UK Cancer Research) cũng đưa ra kết quả tương tự (2008).
Phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú, nhưng đã từng cho con bú sữa mẹ đủ thời gian, giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tiền mãn kinh 59% - 60%. Cho con bú mẹ là một hành động tự nhiên và chủ động mà bà mẹ có thể làm để giảm nguy cơ ung thư vú của của chính mình, trong khi nhiều yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như có tiền sử gene bệnh lý gia đình, môi trường sinh sống là những điều kiện mà con người không thể chủ động thay đổi được.
Xem thêm: Phần thưởng dành cho các bà mẹ cho con bú gồm 5 phần
- Phần 1: Giảm rủi ro thiếu máu, giảm cân, tránh thai tự nhiên
- Phần 2: Cho con bú smht: Giảm nguy cơ teo hoặc chảy xệ bầu vú
- Phần 3: Cho con bú bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ loãng xương
- Phần 4: Giảm nguy cơ bệnh lý tiểu đường thai kỳ, mất trí nhớ
Thêm vào đó, hocmon tạo sữa mẹ prolactin trước đây bị hiểu lầm là tác nhân sinh khối u trong tuyến vú làm việc nuôi con sữa mẹ bị nghi ngờ khiến nhiều bà mẹ bảo vệ bầu vú bằng việc không cho con bú mẹ. Tuy nhiên các nghiên cứu hiện đại gần đây cho biet nông độ prolactin trong thời kỳ mang thai và trong suốt thời gian nuôi con đầu lòng bằng sữa mẹ là tác nhân trực tiếp phòng chống ung thư vú.
2. Giảm nguy cơ Ung thư buồng trứng và nguy cơ Ung thư nội mạc tử cung
Lịch sử sinh sản và nội tiết tố rõ ràng điều chỉnh nguy cơ ung thư buồng trứng. Rụng trứng liên tục mà không mang thai làm tăng khả năng của buồng trứng ác tính. Yếu tố bảo vệ bao gồm điều kiện nội tiết tố ức chế rụng trứng như mang thai, cho con bú, sử dụng thuốc ngừa thai. Ung thư buồng trứng do di truyền chỉ chiếm 10% các trường hợp bệnh lý.
Kết luận:
Các bà Ngoại, vì thế, thay vì nghĩ rằng nên cho cháu bú bình sớm, hoặc cho cháu ti bình vào buổi đêm để các bà giúp cho cháu bú bình, để giúp mẹ bé (là con gái mình) được nghỉ ngơi nhiều hơn, mà nên tạo mọi điều kiện và động viên tinh thần để con gái mình nuôi con bú mẹ 100% và càng lâu dài (>2 năm liên tục) càng tốt.
Khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư là một phần thưởng quý giá và xứng đáng cho các bà mẹ phát huy tối ưu thiên chức làm mẹ của mình.
Chúc cm nuôi con sữa mẹ thành công!
Không có nhận xét nào: