» » » Bú mẹ trực tiếp có lợi như thế nào so với bú mẹ bằng bình

Bú mẹ trực tiếp và bú mẹ bằng bình sữa khác nhau như thế nào ? Bú mẹ trực tiếp có lợi như thế nào so với bú mẹ bằng bình

Trong vài dịp trước đây, (Phunudep) có nhắc đến thứ tự ưu tiên nuôi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
Sữa mẹ bú trực tiếp >> Sữa mẹ vắt ra >> Sữa đi xin của mẹ khác ...>> Sct (Theo: UNICEF 2005)

Trong phạm vi bài viết này, (Phunudep) chỉ xem xét đến 3 mục đầu, và tìm hiểu xem có những cách làm nào để con con được hưởng nhiều lợi ích nhất từ sữa mẹ.

Hình minh hoạ: + động tác ngậm, vắt, mút, nuốt sữa khi bé bú mẹ trực tiếp + tuyến dầu trên quầng vú + dụng cụ tiếp sữa (supplementer feeding)


1. Lợi ích dinh dưỡng khi bú mẹ trực tiếp

- Sữa mẹ được sản xuất tươi ngon ngay trước và trong khi con bú, sữa đầu nhẹ hơn, giải khát và kích thích ngon miệng, như một món khai vị cần thiết, sữa sau như bửa chính được tăng béo đồng thời với thời gian các dịch tiêu hoá, tuỵ, mật được tiết ra đầy đủ để giúp tiêu hoá và hấp thụ chất (đặc biệt là chất béo) một cách hiệu quả nhất. (a)

- Sữa non, sữa chuyển tiếp, sữa già có hàm lượng các chất phù hợp nhất với ngày/ tháng tuổi của con.
- Sữa bé sinh non, sữa bé sinh đủ tháng cũng có hàm lượng phù hợp nhất cho bé.
- Sữa ngày, sữa đêm, sữa hè, sữa đông, có hàm lượng các chất thích ứng linh hoạt trong từng cử bú.
- Sữa mẹ có nhiệt độ ổn định trong suốt cử bú, bảo toàn mọi thành phần dinh dưỡng cho bé.

Ngoài ra, dưỡng chất trong sữa mẹ ở dạng hoá sinh "thân thiện" và dễ hấp thụ nhất cho cơ thể bé, và luôn đi kèm với các loại men tiêu hoá tương ứng có trong sữa mẹ hoặc trong cơ thể bé, giúp cơ thể bé hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng cần thiết cho giai đoạn phát triển niêm mạc, não và hệ thống thần kinh.

Nếu sữa mẹ không được bú trực tiếp, mà vắt ra bú ngay, thì chỉ kém ở điểm (a), nếu sữa mẹ trữ đông dùng sau này thì không có được sự tinh tế, linh hoạt theo bửa, theo ngày, nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất cho bé.

2. Lợi ích "bảo vệ" khi bú mẹ trực tiếp

Quầng vú mẹ, nếu cm quan sát sẽ thấy, có những hột lộm cộm đó là các lỗ thoát của tuyến dầu (Montgomery/ Areola glands) giúp tạo mùi hương, dưỡng da, giữ ẩm và tiệt trùng phần đầu ti và quầng vú. Do đó, bình sữa mẹ/ núm vú mẹ luôn được tiệt trùng sẳn cho con, mà không cần đến một loại hoá chất tiệt trùng nào. (a)

Sữa mẹ gồm có: Dưỡng chất và các yếu tố bảo vệ (gồm HỆ MIỄN NHIỄM TỔNG QUÁT (non-specific immune system) như men vi sinh pro-biotic, các phân tử kháng thể dồi dào trong sữa mẹ và HỆ MIỄN NHIỄM THÍCH ỨNG (adaptive immune system) như SIga, Ig, bạch cầu...

Khi môi trường của con (và/ hoặc mẹ) có tiếp xúc với một loại khuẩn có hại hay mầm bệnh nào đó, hoặc con (và/ hoặc mẹ) bị bệnh, hệ miễn nhiễm thích ứng sẽ tạo nên những kháng thể cần thiết cho con chống lại loại khuẩn/ mầm bệnh đó.

Khi con bú mẹ trực tiếp, con sẽ nhận được kịp thời các kháng thể cần thiết, bên cạnh những kháng thể tổng quát có sẳn trong sữa mẹ.

((Phunudep) sẽ có một bài viết chi tiết trong tương lai về HỆ MIỄN NHIỄM THÍCH ỨNG.)

Do đó
- Nếu con không bú mẹ trực tiếp mà vắt ra bú ngay thì cũng chỉ kém điểm (a),
- Nếu con bú sữa trữ lạnh, trữ đông sau một thời gian, thì con vẫn có được HỆ MIỄN NHIỄM TỔNG QUÁT, nhưng hệ miễn nhiễm thích ứng có thể k còn tác dụng nữa.
- Nếu con bú sữa xin đã đun lên 70oC thì con nhận được gần như đầy đủ dưỡng chất, nhưng thiếu các yếu tố bảo vệ. (Đằng nào, thì vẫn hơn sct, vì dưỡng chất của sct cũng khó hấp thụ hơn, mà cũng không có tí kháng thể nào.)

3. Lợi ích phát triển răng hàm mặt, tai mũi họng: Có một điều cm có thể chưa từng nghe nói đến là lợi ích này.

Cm có thể nghe giải thích rằng núm ti giả làm đẩy răng ra phía ngoài gây hô răng. Cách giải thích này k chính xác. Các thông tin dưới đây về lợi ích vận động cơ hàm mặt sẽ giúp đưa ra lời giải đúng.
Động tác bú theo khớp ngậm đúng là một động tác phối hợp: ngậm, vắt, mút, nuốt giúp vận động toàn diện các cơ vùng hàm mặt, và lưỡi, cách bú này liên tục trong nhiểu năm đầu đời giúp cơ và xương hàm, khoang tai, mũi, họng.

Xương hàm trẻ bú mẹ phát triển hơn, rộng hơn và khớp 2 hàm răng tốt hơn, giúp cho răng vĩnh viễn mọc lên dễ hơn, đúng vị trí và không bị chen chút gây hô, lệch, lòi sỉ.

Mức độ phát triển tối ưu ở khoang tai mũi họng cũng giúp tăng khả năng thở và thính lực
Mức độ phát triển của cơ lượng và cuống họng cũng tối ưu khả năng phát âm (nói/ ca hát) của bé
(Động tác bú bình chủ yếu chỉ là ngậm và nuốt, vì sữa bình tự chảy xuống chứ không cần các cơ hàm mặt và lưỡi phải mút và vắt.)

Ngoài ra, chất tinh bột (đường) trong sữa mẹ là Lactose, chỉ phân huỷ trong ruột, không phân huỷ trên miệng, nên không gây sâu răng. Sữa mẹ chống viêm nhiễm và kháng khuẩn, nên nếu bị sặc vào tai, mũi, họng k gây viêm nhiễm. (Bé bú sữa mẹ trực tiếp hay bình đều có được lợi ích này.)

4. Lợi ích tâm lý và tình cảm khi con bú mẹ trực tiếp

Đây là lợi ích rõ rệt nhất. Mối dây tình mẫu tử, cảm giác hạnh phúc, an tâm, bình yên mà mẹ và con có được khi con được mẹ ôm sát vào người và cho bú trực tiếp suốt nhiều năm tháng đầu đời.

5. Lợi ích chủ động nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Càng ngày chúng ta càng nghe nhiều hơn phương pháp nuôi con để bé chủ động (Baby-led). Đối với bé sơ sinh thì được khuyến khích cho bú mẹ trực tiếp theo nhu cầu (on-demand) và da-tiếp-da. Đây là một đòi hỏi khó đối với nhiều bố mẹ, muốn kiểm soát mọi thứ trong việc nuôi con.

Do trong một cộng đồng nuôi con bằng sct, người ta bàn nhiều về lượng bú vào và về cân nặng của bé, khiến các mẹ cho con bú trực tiếp cảm thấy bất an, mất chủ động, mất kiểm soát, nên lựa chọn cách "trung gian" là vắt sữa mẹ ra cho bé bú bình.

6. Tiết kiệm tiền và thời gian mua các dụng cụ, vắt/ hút sữa, tiệt trùng, bảo quản...

Kết luận:
Thế nên, khi đã hiểu những lợi ích này, (Phunudep) hy vọng các mẹ sẽ cố gằng tối đa trong hoàn cảnh của mình, đặc biệt là khi mẹ chưa đi làm, cách làm đúng khi nuôi con sữa mẹ.

Chủ động không phải là đo được lượng sữa bé bú vào, mà chủ động chính là để con được bú mẹ trực tiếp càng nhiều càng tốt, là mẹ học và áp dụng các kỹ năng sau, để yên tâm biết rằng con bú đủ, bú tốt mà không cần quan tâm đến dung lượng:

Không cho con bú bình, ti giả sớm (trước 6 tuần) để đảm bảo con bú mẹ với khớp ngậm đúng cách cho con ăn bằng cốc (cup-feeding), bằng tay (finger-feeding), bằng thìa (spoon-feeding), bằng dụng cụ bổ sung sữa (supplementer-feeding)

Cách quan sát và nghe tiếng nuốt sữa của con
Cách cảm nhận bầu vú nhẹ đi sau khi con bú
Cách quan sát cảm giác no phê của con sau cử bú
Cách quan sát màu da và ánh mắt của con khi con tỉnh táo
Cách nhận xét phân và nước tiểu của con theo độ tuổi

Cách hiểu tăng trưởng và các cột mốc vận động theo tháng tuổi theo tiêu chuẩn đúng của WHO
Hầu hết các kỹ năng này đã (hoặc sẽ) được chia sẻ trên trang (Phụ nữ đẹp) để giúp các mẹ có thêm kỹ năng để các mẹ tự tin hơn.
Chúc cm nuôi con sữa mẹ thành công!

«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply