» » » » 5 Câu hỏi các mẹ quan tâm nhất khi tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng có thể ngăn ngừa con bạn không bị những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. 

Sợ vì lịch tiêm phòng của con dày đặc Chớ "chểnh mảng" việc tiêm phòng cho con khỏe mạnh 14 vấn đề liên quan tiêm phòng vắcxin ở trẻ


Câu hỏi 1: Nếu con tôi bị sốt thì có nên đi tiêm phòng?

Khi trẻ bị sốt, tiêm chủng cần phải được hoãn lại. Tuy nhiên, nếu con bạn bị cảm lạnh thông thường và nhiệt độ của trẻ vẫn bình thường thì vẫn khá an toàn để tiêm vắc-xin.


Câu hỏi 2: Tác dụng phụ của việc tiêm chủng là gì?

Không có loại vắc-xin nào lại không có các phản ứng phụ. Tuy nhiên bạn không nên quá để ý tới những tác dụng phụ của vắc xin mà không cho con bạn đi tiêm chủng. Thay vào đó hãy tiêm chủng cho con để con bạn được bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm.

Bạn cũng nên biết rằng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng từ các loại vắc-xin luôn luôn thấp hơn nhiều so với nguy cơ nếu con bạn bị ngã bệnh với một trong những bệnh nghiêm trọng do không được tiêm phòng ngăn ngừa.

- Dị ứng với vắc-xin (hiếm gặp)

- Các loại vắc-xin phòng chống bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt... có thể gây ra đỏ và sưng tại chỗ tiêm. Điều này sẽ biến mất trong vòng vài ngày. Trẻ có thể bị sốt nhẹ từ lúc tiêm vắc xin cho đến 10 ngày sau đó.


- Những tác dụng phụ của chủng ngừa phế cầu khuẩn thường phổ biến nhất với những phản ứng tại chỗ tiêm (như đau, tấy đỏ hoặc sưng), sốt và khó chịu. Con bạn cũng có thể buồn ngủ.

- Thuốc chủng ngừa MMR có thể gây ra một phản ứng ngắn mà có thể bắt đầu từ vài ngày đến 3 tuần sau khi tiêm chủng ngừa. Con bạn có thể gặp các triệu chứng nhẹ khi tiêm phòng vắc xin như cảm lạnh, da phản ứng, sốt hoặc tuyến nước bọt bị sưng.

Câu hỏi 3: Các vắc-xin viêm màng não C có thể có những tác động sau đây:

Trẻ em: Có thể bị sưng và tấy đỏ ở nơi tiêm.

Trẻ em trên 12 tháng: Sưng và tấy đỏ nơi tiêm. Cứ 4 trẻ tiêm phòng thì có 1 trẻ có thể có thể bị khó ngủ. Khoảng 1 trong 20 trẻ có thể bị sốt nhẹ.

Trẻ em mẫu giáo: Khoảng 1 trong 20 trẻ có thể bị sưng tại chỗ khi tiêm. Khoảng 1 trong 50 trẻ có thể bị sốt nhẹ trong vòng một vài ngày tiêm phòng.

Trẻ em và thanh thiếu niên: Khoảng 1 trong 4 trẻ có thể bị sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm. Khoảng 1 trong 50 trẻ có thể bị sốt nhẹ. Khoảng 1 trong 100 trẻ có thể bị một cánh tay rất đau khi tiêm và hiện tượng này có thể kéo một ngày hoặc lâu hơn.


Câu hỏi 4: Những tác dụng phụ phổ biến nhất khi tiêm chủng ngừa HPV là đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm?

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đau bắp thịt hoặc khớp
  • Tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm
  • Sốt
  • Chóng mặt
  • Kích thích da, chẳng hạn như ngứa và phát ban
  • Rối loạn ruột, chẳng hạn như buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, đau bụng.

Câu hỏi 5: Trẻ sẽ được các mũi tiêm chủng bảo vệ bệnh tật bao lâu sau khi tiêm?


Sau khi hoàn thành các mũi tiêm chủng, con bạn sẽ được bảo vệ trong thời gian sau  tiêm là:

- Bạch hầu, uốn ván: tối thiểu là 10 năm, hoặc có thể lâu hơn.

- Ho gà: ít nhất là 3 năm. Tuy nhiên, điều này vẫn còn đang được nghiên cứu.

- Viêm màng não: bảo vệ dài hạn.

- Bại liệt: bảo vệ suốt đời.

- Bệnh sởi, quai bị và rubella (sởi Đức): bảo vệ lâu dài hoặc có thể suốt đời.

- Viêm màng não C: bảo vệ lâu dài và có thể suốt đời.

- Ung thư cổ tử cung: nghiên cứu cho thấy rằng vắc xin ung thư cổ tư cung có thể bảo vệ ít nhất năm năm.

«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply